Tổ chức sự kiện Lễ động thổ là một trong những nghi thức, nghi lễ cực kỳ quan trọng và là nét đẹp văn hoá của người Việt Nam. Lễ này nhằm thông báo chính thức về việc tiến hành thi công trên mảnh đất đó, cầu cho vạn sự thuận lợi và có ý nghĩa rất lớn đến gia chủ và công trình. Hãy cùng Golden Smile Event tìm hiểu bài viết dưới đây nhé!
1. Lễ động thổ là gì?
Động thổ là một nghi lễ thờ cúng thổ địa, thần linh cũng như gia tiên của chủ đầu tư công trình. Lễ luôn được tiến hành một cách rất thận trọng, chu đáo với đầy đủ các nghi thức nhằm thể hiện lòng thành. Với mong muốn họ sẽ phù hộ cho việc thì công diễn ra suôn sẻ, tốt đẹp, hoàn thành đúng tiến độ.
2. Mục đích của lễ động thổ
Mục đích của lễ động thổ chính là cầu mong sự bình an, suôn sẻ, thịnh vượng trong quá trình thi công và cho tất cả mọi người sẽ sống hoặc làm việc ngay trên mảnh đất đó. Ngoài ra, lễ động thổ còn tạo niềm tin, là sợi dây vô hình liên kết tất cả những người cùng thực hiện công trình. Nhờ vậy mà con người cảm thấy yên tâm, phấn khởi làm cho hiệu quả công việc được tốt hơn.
3. Ý nghĩa của lễ động thổ theo quan niệm của người Việt
“Có thờ có thiêng, có kiêng có lành” – đây là quan niệm thời xa xưa, và nó đã trở thành nét đẹp văn hoá của người Việt từ xưa đến đến hiện tại. Ngày nay, khi bắt đầu xây dựng bất cứ công trình nào dù lớn hay nhỏ thì người Việt đều làm lễ động thổ. “Đất có thổ công, sông có hà bá” – việc cúng động thổ theo quan niệm là xin phép Thổ Địa – vị thần cai quản tại mảnh đất đó.
Tuy nhiên, cũng không ít người cho rằng mảnh đất đó có thể là nơi cư ngụ của các vong linh đã khuất hay là một địa điểm linh liêng. Vì thế, việc cúng động thổ chính là trình báo và xin phép về việc gia chủ sẽ “động chạm”, thi công xây dựng trên phạm vi mảnh đất, mong được Thổ Địa và gia tiên cho phép, phù hộ công trình, các vong linh hoan hỷ chuyển sang nơi mới để cho việc xây dựng diễn ra thuận lợi.
4. Tổ chức sự kiện lễ động thổ trong các dự án lớn
Khác với lễ động thổ của gia đình, cá nhân, lễ động thổ của doanh nghiệp còn mang tính chất quảng bá hình ảnh, tạo sự chú ý, thu hút của các nhà đầu tư và đối tác, khách hàng tiềm năng. Đó là lý do mà các chủ đầu tư luôn đặt sự quan tâm hàng đầu cho việc tổ chức sự kiện lễ động thổ trước bất kỳ mọi công trình.
5. Những thủ tục cần thực hiện khi làm lễ động thổ
5.1. Lễ vật cúng động thổ
Mâm cúng động thổ đầy đủ thể hiện sự thành kính, tấm lòng dâng lên Thổ Công, thần linh. Tuy nhiên, tuỳ vào quy mô và điều kiện kinh tế, cùng với nền văn hóa vùng miền mà sẽ có sự khác nhau giữa các buổi lễ. Sau đây là những lễ vật mà một mâm cúng động thổ thường có:
- Một Bộ tam sên gồm: 1 miếng thịt luộc, 1 con tôm luộc, 1 trứng vịt luộc.
- Một con gà.
- Một đĩa xôi hoặc bánh chưng.
- Một đĩa muối gạo, bao thuốc, lạng chè.
- Một bát gạo, một bát nước, nửa lít rượu trắng.
- Một bộ quần áo Quan Thần Linh gồm: mũ, hia tất cả màu đỏ, kiếm trắng.
- Một đinh vàng hoa, năm lễ vàng tiền.
- Năm cái oản đỏ, năm lá trầu, năm quả cau (hoặc 3 miếng trầu cau đã têm)
- Mâm ngũ quả cúng động thổ (Năm quả tròn: 5 loại trái cây).
- Chín bông hoa hồng đỏ.
5.2 Lựa chọn thời gian, hướng và người động thổ theo phong thuỷ
“Tậu trâu, cưới vợ, làm nhà” – đây là thành ngữ dùng để chỉ 3 việc quan trọng của đời người, trong đó làm nhà cũng như khởi công xây dựng bất cứ công trình nào đó là một trong ba việc hệ trọng, luôn được quan tâm và chú trọng.
5.2.1 Lựa chọn thời gian động thổ
Lựa chọn ngày, giờ phù hợp sẽ tạo cảm giác yên tâm về mặt tinh thần cũng như tâm linh. Yếu tố thời gian cần được cân nhắc kỹ lưỡng, thường được xem theo tử vi và tuổi của gia chủ. Giờ phải là giờ Hoàng đạo, ngày phải là ngày Hoàng đạo, ngày Sinh khí, ngày Lộc mã, ngày Giải thần,.. Không nên chọn những ngày xấu như ngày Hắc Đạo, ngày Sát Chủ, ngày Thổ cấm, Trùng tang, Trùng phục,…
5.2.2 Hướng trong động thổ
Theo kiến trúc sư, chuyên gia phong thuỷ Hoàng Trà, có một quan điểm cơ bản theo trường phái Bát trạch về động thổ: “Có 4 hướng xấu Tuyệt mệnh, Ngũ quỷ, Họa hại, Lục sát thì không cuốc động thổ vào, mà chỉ chọn 4 hướng tốt để động thổ là Sinh khí, Phúc đức, Thiên y hoặc Phục vị”.
5.2.3 Chọn người hợp tuổi để tiến hành cúng lễ động thổ
Theo phong thủy và những người có kinh nghiệm lâu năm thì phải tránh những năm tuổi phạm hạn Kim lâu, Hoang ốc, Tam tai. Gia chủ có thể mượn tuổi của những người hợp tuổi để tiến hành động thổ. Tùy từng năm mà tuổi hạn, tuổi đẹp để làm nhà sẽ khác nhau.
Trên đây là những thông tin và thủ tục cơ bản về việc tổ chức sự kiện lễ động thổ. Hy vọng bài viết đã mang lại cho các bạn nhiều thông tin bổ ích và cần thiết.
6. Dịch vụ tổ chức Lễ Động Thổ trọn gói của Golden Smile Event
Đối với doanh nghiệp, một sự kiện thành công không chỉ truyền tải được thông điệp và gây ấn tượng sâu sắc với khách hàng, mà còn mang lại giá trị truyền thông rất lớn. Đặc biệt lễ khởi công động thổ là cơ hội để quảng bá, thu hút các nhà đầu tư, đối tác và khách hàng tiềm năng.
Golden Smile Event cung cấp dịch vụ tổ chức Lễ Động Thổ trọn gói. Với đội ngũ nhân sự chuyên nghiệp và sáng tạo, Golden Smile Event tự tin sẽ là sự lựa chọn đúng đắn cho doanh nghiệp của bạn.
——————————–
GOLDEN SMILE EVENT
Hotline: 1900 2644 – 091 926 1400
Email: gs.event@goldensmile.com.vn
Địa chỉ : 34 Hoa Lan, P.2, Q.Phú Nhuận, TP.HCM
Facebook: https://www.facebook.com/event.goldensmile